Hiện nay hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt trên địa bàn xã Đồng Môn đã xuống cấp trầm trọng, nhiều đoạn đã hư hỏng; không có tác dụng. Việc đầu tư xây dựng mới một số cống là hết sức cần thiết và cấp bách đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân trong xã.

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
công trình đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý công trình đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ Xây dựng về việc
công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2018;
- Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm hiện hành;
- Các căn cứ khác liên quan.
Ủy ban nhân dân xã Đồng Môn lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây
dựng dự án: Cống ngăn mặn giữ ngọt xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh với các
nội dung chính sau:

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH:
1. Tên dự án: Cống tiêu thoát nước, ngăn mặn giữ ngọt xã Đồng Môn,
thành phố Hà Tĩnh.
2. Dự án nhóm: C.
3. Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND thành phố Hà Tĩnh.

2
4. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã Đồng Môn.
5. Địa điểm xây dựng: xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh.
6. Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng:
a) Dự kiến tổng mức đầu tư:
2,5 tỷ đồng
(Bằng chữ: Hai tỷ năm trăm triệu đồng)
b) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 và
chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
7. Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2023.


III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:
1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về
sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy
hoạch, kế hoạch đầu tư.

1.1 Sự cần thiết đầu tư:
Hiện nay hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt trên địa bàn xã Đồng Môn đã
xuống cấp trầm trọng, nhiều đoạn đã hư hỏng; không có tác dụng. Việc đầu tư
xây dựng mới một số cống là hết sức cần thiết và cấp bách đáp ứng được nhu
cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo điều kiện phát
triển kinh tế cho nhân dân trong xã.

1.2. Các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch đầu tư:
1.2.1. Các điều kiện để thực hiện đầu tư

Đồng Môn là xã nằm về phía Đông Bắc của Tp Hà Tĩnh.
Nằm trong khu vực chung của đới khí hậu á nhiệt đới gió mùa hàng năm vào
mùa hè thường xuất hiện gió Lào nắng nóng, vào mùa mưa thường xẩy ra nhiều
mưa bão. Hàng năm xã Đồng Môn nói riêng và tp Hà Tĩnh nói chung phải chịu
nhiều tác động thiên nhiên thiên, đặc biệt là Mưa Lũ tai nằm ở vị trí có địa hình
thấp so với các khu vực lân cận, trung bình mỗi năm người dân ở đây phải
chống chọi với 5 – 7 trận lũ, gây ngập úng trên diện rộng. Dân cư chủ yếu sản
xuất nông nghiệp và buôn bán manh mún, quy mô nhỏ.

Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu.
Về địa hình: Địa hình đồng bằng và đập trũng.
Về khí hậu: Đồng Môn là xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô nắng
nóng, mùa mưa thường bão kèm theo mưa lớn.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau

3
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9
Về nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 23,9
oc .Mùa nóng kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 33,8
oc . Mùa lạnh kéo dài từ tháng 9
đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình khoiảng 18
oc
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2100mm,số ngày mưa trong
năm khoảng 150-160ngày có khi lên đến 180-190 ngày /năm . Lương mưa phân
bố không đồng đều trong năm ,tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè tổng
lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm .
* Bão lụt
Đồng Môn là xã nằm trong khu vực miền trung chịu ảnh hưởng nhiều của
bão lũ. trung bình hằng năm có từ 1- 6 trận lũ đi qua gây úng ngập trên diện
rộng thường từ tháng 9-11 trong năm.
* Gió :
Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Gió tây nam (gió lào)xuất hiện từ tháng 6-7 bình quân hàng năm gió mùa
tây nam thổi khoảng 30-50 ngày
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí hằng năm trên địa bàn khá cao ,trong những tháng khô
hạn của mùa hè ,độ ẩm hàng tháng vẫn thường trên 70% thời kỳ có độ ẩm cao
nhất vào hững tháng cuối mùa đông tháng
(2:3) thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất
vào khoảng tháng (6:7)

2. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư:
2.1. Mục tiêu dự án: Đáp ứng nhu cầu điều tiết hệ thống tưới tiêu trên
địa bàn toàn xã được thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế.

2.2. Quy mô đầu tư xây dựng
2.2.1. Quy mô xây dựng:

Đầu tư xây dựng mới 04 cống đã xuống cấp, hư hỏng. Cụ thể:
- Cống Bờ Bụi Chứa rộng khoảng 2,5m
- Cống Hồ Tran rộng khoảng 1,0m
- Cống Mương Tran rộng khoảng 2,5m
- Cống Quai Sanh Kênh T8 rộng khoảng 3,0m

4
2.2.2. Các quy trình quy phạm áp dụng:
 

TT Nội dung Số hiệu
1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - Các
quy định chủ yếu về thiết kế
QCVN04-05
2012/BNNPTNT
2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi
Thành phần, nội dung hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và thiết kế
Bản vẽ thi công
QCVN04-02
2010/BNNPTNT
3 Nền các công trình thuỷ công-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253-86
4 Hệ thống kênh tưới- Tiêu chuẩn Thiết kế TCVN 4118-2012
5 Công trình thủy lợi- Trạm bơm tưới, tiêu nước- Yêu cầu
thiết kế thiết bị động lực và cơ khí
TCVN 9141:2012
6 Hướng dẫn thiết kế trạm bơm tưới, tiêu nước HD.TL. C-7-83
7 Công trình thủy lợi- Đường thi công- Yêu cầu thiết kế TCVN 9162:2012

3. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng
cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực
khác để thực hiện dự án.

3.1. Dự kiến tổng mức đầu tư: 2,5 tỷ đồng
(Bằng chữ: Hai tỷ năm trăm triệu đồng)
Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 2.200.000.000 đồng
- Chi phí quản lý dự án: 60.786.000 đồng
- Chi phí tư vấn: 138.017.000 đồng
- Chi phí khác: 16.440.000 đồng
- Chi phí dự phòng: 84.757.000 đồng

3.2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư công trung hạn 2022 – 2025 và chủ
đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
3.3. Khả năng cấn đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn
vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án: Vốn đầu tư công trung hạn 2022 – 2025
và chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

4. Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư, dự kiến kế hoạch bố trí
vốn phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo
thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả:

4.1. Tiến độ triển khai
Thực hiện đầu tư phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực
theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả.

5
Dự kiến triển khai công tác chuẩn bị đầu tư năm 2021, thi công hoàn thành
đưa dự án vào sử dụng năm 2022, cụ thể:

* Công tác chuẩn bị đầu tư:
- Lập báo cáo chủ trương đầu tư: Quý III/2021
- Phê duyệt chủ trương đầu tư: Quý III/2021.

* Công tác thực hiện đầu tư:
- Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật: Quý IV/2021
- Thẩm định, phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật: Quý IV/2021
- Đấu thầu lựa chọn đơn vị thi công: Quý I/2022
- Thi công xây dựng công trình: Quý II/2022 -Quý III/2022.
- Bàn giao đưa vào sử dụng: Quý IV/2022.
- Quyết toán công trình: Quý I/2023.

4.2. Giải pháp thực hiện:
Khi chủ trương đầu tư được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ tiến hành triển khai
các bước chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện đảm bảo đúng tiến độ cũng như
chất lượng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành của Nhà nước, bao gồm:
- Khoan khảo sát địa chất công trình;
- Lập Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật;
- Phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật;
- Lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết;
- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết;
- Thi công và hoàn thành công trình;

5. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi
phí vận hành dự án sau khi hoàn thành.

5.1. Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

TT Nội dung Chi phí
trước thuế
(đồng)
Thuế GTGT
(đồng)
Chi phí
sau thuế
(đồng)
1 Chi phí khảo sát địa chất. 22.278.580 2.227.858 24.506.438
2 Chi phí lập báo cáo Kinh
tế - Kỹ thuật.
50.000.000 5.000.000 55.000.000
3 Lệ phí thẩm định báo cáo
Kinh tế - Kỹ thuật.
190.000
Tổng cộng (làm tròn) 79.696.000
Bằng chữ: Bảy mươi chín triệu, sáu trăm chín mươi sáu nghìn đồng.


6
* Giai đoạn thực hiện đầu tư: Chi phí thi công xây dựng công trình, Chi
phí Tư vấn giám sát, tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT, dự phòng phí ....

* Giai đoạn kết thúc dự án đưa công trình vao khai thác sử dụng:
- Chi phí kiểm toán.
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
5.2. Chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành bao gồm: Chi phí bảo trì
công trình theo quy định.
Công trình sau khi hoàn thành sẽ được vận hành và bảo trì theo đúng quy
định hiện hành của Nhà nước. Khi lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi
tiết, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ phải lập Quy trình bảo trì công trình làm cơ sở để
bảo trì, bảo dưỡng công trình. Chi phí bảo trì dự kiến sẽ được chi vào mục chi
thường xuyên bảo trì bảo dưỡng công trình của đơn vị sử dụng.

6. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định
sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội.

6.1. Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội
Việc đầu tư xây dựng dự án sẽ có những tác động tích cực và tác động
tiêu cực nhất định đến môi trường sinh thái và môi trường văn hoá xã hội.

a) Khí thải và bụi:
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chính trong quá trình xây
dựng là bụi đất, đá, các loại khí độc hại như SO2, Nox, CO, CO2, các hợp chất
hữu cơ bay hơi, dung môi hữu cơ,… phát sinh từ các loại máy phát điện, máy
xây dựng (máy ủi, máy đầm, máy đào, máy xúc, máy trộn bê tông…), các loại
xe vận tải, phun sơn, đánh bóng vật liệu, các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ
các máy cắt máy hàn.
- Bụi từ công trường các hoạt động của các phương tiện vận tải phục vụ
thi công ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người, đặc biệt các hạt bụi có kích
thước nhỏ gây ra viêm phế quản, suy hệ thống hô hấp, gây chấn thương cho mắt.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến không khí, tác động đến cuộc sống con người. Do
các tác động và nguy hại từ khí thải và bụi, khi công trình đi vào thi công cần có
biện pháp giảm thiểu sự phát tán của bụi sang môi trường xung quanh.
- Trong quá trình thi công công trình sẽ có những ảnh hưởng khí thải từ các
công đoạn hàn các kết cấu thép, các loại chất chứa trong que hàn bị cháy và phát
sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư khu vực. Tuy nhiên, khi khói que hàn
phát sinh sẽ phát tán trong không gian rộng nên được pha loãng nồng độ nên gây
tác động không đáng kể đến công nhân xây dựng cũng như dân cư trong khu vực.

* Tác động của khí thải đến môi trường:
7
- Khí thải được tạo ra trong quá trình thi công, thực hiện dự án có chứa
các chất hại gồm: CO, NOx, SO
2, HC ... vì vậy tác động của khí thải trong quá
trình xây dựng công trình là không nhỏ, đây đều là các chất khí độc ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người lao động và ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh.
- Khí CO, CO
2: CO là khí độc được tạo bởi do quá trình đốt cháy không
hoàn toàn của nhiên liệu, khí CO rất độc hại đối với môi trường và sức khỏe con
người. CO, CO
2 gây ra các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phổi,
trường hợp tiếp xúc với khí CO, CO
2 ở nồng độ cao có thể gây ngạt (ngất xỉu)
do CO gây ra chứng methemoglobin. Đối với môi trường, khí CO
2 gây ra hiệu
ứng nhà kính gây hại cho thực vật (cháy lá) do CO
2 là chất oxi hóa mạnh.
- Khí NOx: NOx là hỗn hợp của nhiều loại nitơ oxit, trong đó thành phần
chính là NO
2, NOx tạo ra trong động cơ máy móc do nhiệt độ cao, đặc biệt từ
quá trình hàn điện. Tính chất của NO
2 cũng gần tương tự CO, do có tính oxi hóa
mạnh nên NO
2 tác động trực tiếp lên hệ hô hấp của con người, các công nhân
trực tiếp làm việc tại công trường bị ảnh hưởng trực tiếp nhất, khả năng hấp thụ
nhiệt của NO
2 gấp 15-20 lần CO2 nên tác động của NO2 đối với hiệu ứng nhà
kính là rất lớn.
- Khí SO
2: SO2 là khí độc sinh ra chủ yếu từ các động cơ Diezel do nhiên
liệu có chứa lưu huỳnh, lượng SO
2 có trong khí thải phương tiện phụ thuộc hàm
lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu, tác động của SO
2 đến sức khỏe con người
và môi trường rất lớn, khí SO
2 gây phản ứng tới đường hô hấp ngay ở nồng độ
rất thấp, với nồng độ 0,5 mg/m3, khí SO
2 đã bắt đầu gây ho, nồng độ cao có thể
gây ngạt thở và tử vong.
- HC (Hydrocacbon): là hỗn hợp của nhiều loại hydrocacbon khac nhau,
sinh ra do quá trình đốt chát thiếu oxi của nhiên liệu, nồng độ HC trong khí thải
phương tiện thay đổi tùy thuộc công nghệ động cơ, nồng độ trung bình của HC
trong các động cơ Diezel từ 880-2500mg/m3 khí thải, tác động của HC đến môi
trường và sức khỏe không lớn như các khí ô nhiễm khác nhưng do nồng độ cao
nên HC cũng gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người, đặc biệt đối với môi
trường, HC gay ra hiệu ứng quang hóa khi tiếp xúc với NOx dưới tác động của
ánh sáng mặt trời, khói quang hóa là chất ô nhiễm thứ cấp có tác động mạnh đến
sức khỏe con người.
- Các chất hữu cơ bay hơi VOC: Các chất dùng làm dung môi pha sơn và
chất pha loãng thường là hỗn hợp. Theo từng loại sơn và chất pha loãng được sử
dụng. Phân loại về mặt hóa học cúng bao gồm Tuloen-Xylene, Isopropanol,
Methyl Isobutyl, Ketone, Ethylen Glycol, Butyl Acetate....
- Tác hại của dung môi hóa chất đối với sức khỏe con người dựa trên hàm
lượng Hydrocacbon vòng thơm. Tác động của Hydrocacbon vòng thơm đối với
sức khỏe con người như sau: tác hại lên da và mắt, tác hại lên não, gây phản ứng
da, gây mê ở nồng độ cao, gây sơ hóa phổi. Tiếp xúc lâu dài với môi trường

8
chứa Tuloen, Xylene có thể dẫn đến các bệnh nhức đầu mãn tính, các bệnh
đường máu như ung thư máu. Mặc dù không có các biểu hiện này khi tiếp xúc
với Tuluen và Xylene tinh khiết nhưng trong Tuluen và Xylene kỹ thuật bao giờ
cũng chứa khoảng 10% Benzen. Do đó độc tính của Tuluen và Xylene kỹ thuật
vẫn mang cả đặc trưng của độc tính benzen nên các biểu hiện lâm sàng nhiễm
độc Tuluen và Xylene kỹ thuật tương tự như đối với Benzen. Tuy nhiên tác động
của khí thải trong quá trình xây dựng công trình đến môi trường là không nhỏ và
khó thể tráng khỏi. Chủ đầu tư sẽ chỉ đạo nhà thầu sử dụng máy móc thi công
tiến tiến nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
- Tác động của bụi đến môi trường và sức khỏe con người: Bụi phát sinh
từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng công trình, từ quá trình
đào, xúc đất đá, và đăc biệt bụi phát sinh từ bề mặt hè đường trong quá trình thi
công do gió thổi vật liệu xây dựng hè đường từ mặt hè đường vào không khí
xung quanh. Bụi chứa thành phần chính là bụi đất, cát có khích thước rất nhỏ,
bụi có thể đi sâu vào đường hô hấp và tác động trực tiếp đến sức khỏe người lao
động tại công trường, người điều khiển các phương tiện giao thông đi qua công
trường cũng như nhân dân sống hai bên đường. Tiếp xúc với bụi có nồng độ cao,
kích thước nhỏ trong thời gian dài dễ gây ra các bệnh như: Bệnh phổi nhiễm bụi,
bệnh ở đường hô hấp, bệnh ngoài ra, bệnh ở đường tiêu hóa.... đặc biệt và phổi
biến nhất là bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, nặng có thể gây viêm
phổi mãn tính, vì vậy các biện pháp nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình thực
hiện dự án là rất quan trọng.

* Nước thải:
- Nước thải trong giai đoạn xây dựng là nước thải sinh hoạt của công nhân
xây dựng tại công trình, lượng nước thải này có thành phần là các hợp chất hữu
cơ, có tính ô nhiễm được thể hiện bằng các thông số đặc trưng như BOD
5, COD,
tổng lượng phốt pho. Tổng lượng Nitơ, chỉ số Colifom... Nồng độ bẩn phụ thuộc
vào lượng thải, lượng chất bẩn đơn vị tính cho 1 người /ngày và đặc điểm tính
chất công trình và thiết bị vệ sinh. Đối với công trường xây dựng: lượng bẩn đơn
vị lấy bằng 25% theo 20TCN 51-84 (Bộ Xây dựng).
- Ngoài nước thải sinh hoạt, trong giai đoạn thi công công trình còn phát
sinh nước thải thi công và nước mưa: Lưu lượng nước trong khu vực dự án được
xác định theo phương pháp cường độ giới hạn. Chu kỳ ngập lụt: P=1%; lưu
lượng nước mưa: Q=3,68m3/s. Trong quá trình thi công dự án lắp đặt hệ thống
mương và cống tạm phục vụ thi công nên đảm bảo thoát nước mưa và nước thải
thi công nhanh ít gây ô nhiễm mặt khác chất thải trong nước là đất cát xây dựng
nên ít gây độc hại.

* Tiếng ồn, rung động:
- Tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận tải, các máy xây
dựng, máy phát điện, các hoạt động cơ điện, các máy bơm nước.

9
- Tiếng ồn tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
và hạ thấng chất lượng cuộc sống. Tiếng ồn gây trạng thái tâm lý mệt mỏi, khó
chịu, cáu bẳn khó ngủ. Tại công trường công nhân tiếp xúc với tiến ồn cao và
lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ giảm thính lực, điếc nghề nghiệp.
- Rung động: Các nguồn gây rung: Trong quá trình xây dựng và vận hành
dự án các máy xây dựng (máy đầm bêtông, máy ủi, xúc …) phương tiện giao
thông gây tác động rung có hại cho sức khỏe con người. Do đó các thiết bị máy
móc gây rung phải đảm bảo đạt những tiêu chuẩn cho phép. Các biện pháp giảm
thiểu tác động rung sẽ phần nào hạn chế được tác động của môi trường đến sức
khỏe con người.

* Chất thải rắn:
Rác và chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là các loại phế thải
xây dựng như đất, đá, cát, coffa, sắt thép, bao bì … và rác thải sinh họat của công
nhân trên công trường. Với biện pháp thu gom và biện pháp quản lý như đề xuất
của dự án sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của các loại chất thải rắn tới môi trường.
Chất thải rắn như đất, cát, đá,..trong quá trình xây dựng gây ảnh hưởng nhất
định chủ yếu là làm tích động đất cát thu hẹp dòng chảy qua đó làm hạn chế khả
năng tiêu thoát nước. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào biện pháp thi công công
trình.
6.2. Xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội
- Hiệu quả kinh tế.
+ Dự án phù hợp với khả năng vốn hiện có.
+ Sau khi hoàn thành dự án sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc dạy và
học của giáo viên và học sinh toàn trường, thúc đẩy sự phát triển ngành giáo dục
của thành phố Hà Tĩnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, cải thiện cơ sở hạ
tầng trên toàn phường.
- Hiệu quả xã hội.
Giải quyết được nhu học tập cho học sinh trên địa bàn phường Thạch Quý
và các vùng lân cận.
Từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghiệp, cải thiện môi trường sống
trong khu vực.

7. Phân chia các dự án thành phần.
Dự kiến dự kiến phần xây lắp là 1 gói thầu.
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
8.1. Giải pháp kỹ thuật sơ bộ:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng. Nắm rõ nhu cầu sử dụng hiện tại và trong
tương lai. Từ đó đưa ra phương án thiết kế và công nghệ kỹ thuật áp dụng phù
hợp.

10
8.2. Nội dung công tác thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
8.2.1. Các nội dung công việc sẽ thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu
tư, bao gồm các công việc chính như sau:
Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, thỏa thuận với các cơ quan liên quan
phục vụ việc lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
Lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
Trình, thẩm định phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật thi công xây dựng
công trình.
8.2.2. Kinh phí chuẩn bị đầu tư và nguồn vốn chuẩn bị đầu tư:
Kinh phí chuẩn bị đầu tư: khoảng 79.696.000 đồng.
Nguồn vốn chuẩn bị đầu tư: Vốn đầu tư công trung hạn 2022 – 2025 và
chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
8.2.3. Thời gian triển khai công tác chuẩn bị đầu tư: Quý III/2021.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kính đề nghị các cấp xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cống
ngăn mặn giữ ngọt xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh để Ủy ban nhân dân xã
Đồng Môn có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo./.

Số:83 /BC-UBND, ngày 13/10/2021 của UBND xã Đồng Môn

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 172.969
    Online: 3