Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 6/12/2022 của UBND thành phố về Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 và thực tiễn; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 01/02/2024 của UBND thành phố Hà Tĩnh về việc Chuyển đổi số thành phố Hà Tĩnh năm 2024; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 27/02/2024 của UBND xã Đồng Môn, kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024.
UBND xã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số xã Đồng Môn năm 2024 với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ từ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025” và Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 6/12/2022 của UBND thành phố về Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 01/02/2024 của UBND thành phố Hà Tĩnh về việc Chuyển đổi số thành phố Hà Tĩnh năm 2024.
- Từng bước xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng, An ninh trên địa bàn xã .
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.Hạ tầng số:
- Duy trì hệ thống công nghệ thông tin, Internet IPV6.
- Bổ sung trang bị màn hình hiển thị dịch vụ công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã .
2.2.Chính quyền số:
- 100% máy tính CBCCVC cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc (có bản quyền) và kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) của tỉnh.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng số đáp ứng yêu cầu hoạt động công vụ; cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao về nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và hoạt động chuyển đổi số.
- 85% hồ sơ công việc tại xã được xác lập trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 75% hồ sơ công việc phát sinh trong năm được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử theo quy định hiện hành.
- 100% báo cáo cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và Chính phủ.
- 85% hồ sơ nộp trực tuyến; 90% hồ sơ nộp trực tuyến toàn trình; 94% người dân, doanh nghiệp hài lòng về thực hiện TTHC/sử dụng DVCTT.
- Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đạt tỷ lệ trên 85% số hồ sơ tiếp nhận.
- Tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó: Tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 60% trở lên.
- 100% hồ sơ CBCCVC được cập nhật trên hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
- 90% CBCCVC người hoạt động không chuyên trách có danh tính số/tài khoản định danh điện tử.
2.3.Kinh tế số:
- 80% các cơ sở kinh doanh ... có sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP đưa lên Sàn thương mại điện tử tỉnh.
- 100% doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn điện tử; 100% doanh nghiệp tư nhân nộp thuế điện tử.
- 100% doanh nghiệp trên địa bàn xã được tuyên truyền, hướng dẫn về chuyển đổi số.
- 100% trường học, cơ sở giáo dục; trạm y tế, hộ kinh doanh trên địa bàn xã sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
2.4. Xã hội số:
- 60% người dân trên địa bàn xã được lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
- 60% dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhận thức số
- Ban hành Kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động về Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 theo hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Thông tin & Truyền thông, UBND thành phố.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyển đổi số cho CBCCVC, Tổ chuyển đổi số cộng đồng; tập huấn chuyên sâu về chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chuyển đổi số. Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số; Tuyên truyền, hướng dẫn CBCCVC tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác; tiếp tục triển khai mô hình trường học chuyển đổi số;...
- Tham gia các khoá học trực tuyến về chuyển đổi số trên nền tảng số quốc gia, nền tảng số của tỉnh (MobiEdu) cho CBCCVC người lao động và người dân trên địa bàn xã đảm bảo theo quy định.
2. Thể chế số
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số DTI của xã .
- Tổ chức triển khai Nghị quyết "Quy định chính sách hỗ trợ hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2024 - 2025" đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu đề ra.
- Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển đối số, các cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế số, xã hội số, hạ tầng số.
3. Hạ tầng số và Dữ liệu số
- Tiếp tục nâng cấp, bổ sung, hạ tầng kỹ thuật CNTT, hạ tầng số đảm bảo đồng bộ, hiện đại.
- Tham gia tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu của Thành phố.
4. An toàn thông tin mạng
- Tiếp tục triển khai hồ sơ cấp độ cho hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt.
- Triển khai cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc (có bản quyền) cho các máy tính của cán bộ, CNVC và kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) của tỉnh.
5. Chính quyền số
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đúng quy định về phần mềm Quản lý hồ sơ công việc, gửi nhận văn bản điện tử, ký số, phần mềm quản lý hồ sơ công việc cho các cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực quan trọng: Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội,…Tiếp tục đề xuất các giải pháp hỗ trợ y tế thông minh, giáo dục thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt, hoá đơn điện tử, chữ ký số công cộng,….
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; thanh toán trực tuyến; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; dịch vụ bưu chính công ích.
6. Kinh tế số
- Tiếp tục triển khai các nội dung xây dựng phát triển chính quyền số của địa phương quy định tại "Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" thực hiện trong năm 2024.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 22/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Chương trình hành động số 219/Ctr-UBND ngày 13/6/2023 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TU ngày 22/11/2021.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định 2783/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 của UBND tỉnh.
- Đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các hộ kinh... doanh trên địa bàn xã .
7. Xã hội số
- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về xã hội số của địa phương quy định tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt ‘‘Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’’ thực hiện trong năm 2024.
- Triển khai Nghị quyết "Quy định chính sách hỗ trợ hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2024 - 2025", nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ góp phần phổ cập nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân để thúc đẩy chuyển đổi số, hình thành công dân số, phục vụ phát triển xã hội số.
- Tiếp tục triển khai phổ cập chữ ký số công cộng cho người dân trên địa bàn xã.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công chức Văn hóa - Xã hội, chuyên trách CNTT xã
- Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; cho ý kiến về nội dung chuyên môn các đề án, dự án, nhiệm vụ triển khai Kế hoạch; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND thành phố về kết quả thực hiện Kế hoạch, đề xuất điều chỉnh các nội dung khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, hội thảo các chuyên đề, nội dung về chuyển đổi số trên địa bàn xã .
2. Công chức Kế toán – Ngân sách:
Phối hợp với công chức Văn hóa - Xã hội và các bộ phận có liên quan tham mưu UBND xã bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
3. Các nhà trường:
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo các cấp học trên mạng và ứng dụng CNTT trong dạy và học, sách giáo khoa điện tử.
- Thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các nhà trường.
- 100% cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường phổ cập chữ ký số công cộng.
4. Trạm y tế:
- Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số. Thực hiện thực chất, hiệu quả việc xây dựng và ứng dụng hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
- Thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- 100% cán bộ, viên chức phổ cập chữ ký số công cộng.
5. Công chức Địa chính – Môi trường, Xây dựng – Đô thị:
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Công chức văn phòng:
Phối hợp tổ chức các nhiệm vụ chung về triển khai chính quyền số trong lĩnh vực văn phòng.
7. Tổ chuyển đổi số cộng đồng các Thôn:
- Làm tốt công tác tuyên truyền đến từng người dân về công tác chuyển đổi số và các văn bản liên quan đến công tác chuyển đổi số của các cấp.
8. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể xã
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng chương trình chuyển đổi số, đồng thời tích cực giám sát kết quả thực hiện.
Trên đây là kế hoạch chuyển đối số xã Đồng Môn năm 2024, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc./.