1. Điều kiện tự nhiên

Xã Đồng Môn nằm phía Đông Bắc thành phố Hà Tĩnh, phía Bắc giáp xã Thạch Hạ, phía Tây giáp phường Thạch Qúy, phía Nam giáp xã Thạch Hưng, phía Đông giáp xã Thạch Khê - huyện Thạch Hà. Với diện tích đất tự nhiên 892,58 ha, trong đó đất nông nghiệp 529,12 ha chiếm 59,3 %, đất phi nông nghiệp 339,77ha chiếm 38% và đất chưa sử dụng 23,69 ha chiếm 2,7%. Với dân số 7750 người được phân bố trên địa bàn 9 thôn. Là xã ven đô, đầu nguồn nước mặn, cuối nguồn nước ngọt của Thành phố, việc sản xuất nông nghiệp của xã rất khó khăn do thiếu nguồn nước tưới. Nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nhiệp chủ yếu được trữ từ các ao hồ, ập trên địa bàn xã như đập Nghem, đập Tran. Ngoài ra, địa bàn còn có sông Rào Cái chảy qua, việc khai thác nguồn thủy hải sản nước lợ còn tạo thu nhập cho một bộ phận người dân sống gần sông. 

2. Di tích, danh thắng

Trên địa bàn xã Đồng Môn có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, đó là di tích Đền Đông và di tích nhà thờ Dương Công Văn.

Di tích Đền Đông xã Đồng Môn nằm ở thôn Đồng Thanh (xưa gọi là thôn Đông) thờ vị thần Tô Đại Liêu, tức Thái úy Tô Hiến Thành - vị đại thần phụ chính thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Tô Hiến Thành nắm giữu binh quyền có công lớn dẹp loạn các nơi, mở mang bờ cõi, chống quan Chân Lạp, chinh phạt Chiêm Thành. Ông được nhiều nơi tôn là thành hoàng làng và xây dựng đền miếu để thờ ông. 

Di tích Đền Đông không rõ được xây dựng từ thế kỷ XV - XVI với kiến trúc gồm ba phần: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Một trong những tài liệu hiện còn và được tôn tạo lại còn có các sắc phong thời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917) và năm Khải Định thứ 9 (1924). Đền Đông còn là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử của xã Đồng Môn: nơi cất dấu tài liệu, in truyền đơn, tổ chức các cuộc họp chi bộ Đảng. Nơi tập trận của trung đoàn võ trang Phan Đình Phùng. Năm 1946 là nơi tổ chức việc bầu cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa đầu tiên, lần đó có đồng chí Trần Hữu Duyệt ở Trung ương về dự. Năm 1954 sau khi xã Đồng Môn được tách thành 2 xã Thạch Đồng và Thạch Môn, Đền Đông nằm ở thôn Đông xã Thạch Đồng. Từ những năm 1964 đến 1972 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, khu vực quanh Đền Đông là nơi đặt trận địa pháo, ra đa phòng không của Đơn vị 13 trung đoàn 291. Năm 1972 Đền Đông bị bom mỹ phá hoại một phần, sau nhiều năm tháng chiến tranh Đền Đông bị hư hại, xuống cấp và dần dần chỉ còn lại một phần rất nhỏ. Sau ngày hòa bình lập lại vị trí đất Đền Đông được xã Thạch Đồng san bằng làm sân bóng. Sau nhiều nguyện vọng của chính quyền và người dân, đến năm 2012 UBND tỉnh cho pháp xã phục dựng lại Đền Đông và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 28/7/2014.

Ngày nay di tích Đền Đông đã được phục dựng, tôn tạo laih khang trang, được đông đảo người dân và du khách thập phương về tham quan cầu lễ, với 2 lễ chính trong năm: Lễ Khai hạ được tổ chức vào ngày 6-7/1/âm lịch và lễ Lục Ngoạt được tổ chức vào ngày 6/6/âm lịch.

Di tích nhà thờ Dương Công Văn: nằm tại thôn Đồng Thanh - xã Đồng Môn, được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào ngày 26/08/2015.

 

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 172.750
Online: 51