Đền Đồng xã Đồng Môn được xây dựng theo kiến trúc cổ như các đền khác ở nước ta được xây dựng cùng thời kỳ từ thế kỷ XV – XVI. Năm 2012 đền được chính quyền và nhân dân xã Thạch Đồng (nay là xã Đồng Môn) phục dựng lại trên nền đất cũ. Đền gồm ba phần chính: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và các công trình khác như Sân đền, Bia di tích, Cổng tam quan, Giếng Miệu, nhà Trù, Nhà bếp…

  1. Giới thiệu sơ lược về di tích Đền Đông.

Đền Đông xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh thờ Lý Uý Minh vương, Thượng, Thượng, Thượng đẳng thần Tô Hiến Thành (Hiệu là Tô Đại Liêu), một vị quan đầu triều từng phụng sự hai đời vua Lý: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông.

Tô Hiến Thành sinh ngày 22 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1102) ở làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội. Ông là một trung thần “Văn võ song toàn, người có công lớn trong việc huấn luyện quân sỹ, tiến cử hiền tài, dẹp giặc ngoại xâm, mở mang văn hiến, chăm lo đời sống nhân dân Đại Việt”. Ông được vua Lý Anh Tông phong tước vương với chức Thái uý. Ông cùng thái tử Lý Nhật Quang chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở mang sản xuất nông nghiệp vùng ven biển và phía nam nước Đại Việt.

Ông mất ngày 12 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Để ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân nhiều vùng quê thuộc các vùng Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đã lập đền thờ và suy tôn ông là Thành Hoàng làng.

Đền Đông xã Đồng Môn được xây dựng vào thời kỳ cuối triều Lê đầu triều Nguyễn, nhân dân trong xã, trong vùng thường đến hương khói, chiêm bái, cầu an, cầu phúc, cầu lộc. Dưới thời nhà Nguyễn các vua Minh Mạng, vua Tự Đức, vua Khải Định đã ban các sắc phong vào các năm 1824, 1850, 1924.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945 Đền Đông là “địa chỉ đỏ”, nơi hội họp bí mật, cất giấu tài liệu của Chi bộ Đảng xã Đồng Môn. Tháng 1 năm 1946 Đền Đông là nơi xã Đồng Môn tổ chức bầu cử Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ suốt từ 1965 đến 1975 Đền là một trong những vị trí quan trọng của hệ thống cảnh giới phòng không quốc gia. Đại đội 13 Trung đoàn 291 ra đa quân chủng Phòng không – Không quân đặt khí tài, phương tiện kỹ thuật hoạt động cho đến ngày đất nước thống nhất.

Năm Nhâm Thìn 2012 Đền Đông được nhân dân và chính quyền địa phương phục dựng, tôn tạo lại và được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận và xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh năm 2014.

Truyền thống từ xa xưa truyền lại, mỗi năm di tích Đền Đông tổ chức 2 lễ hội lớn: Lễ Khai hạ đầu năm vào ngày 7 tháng giêng: cầu mưa thuận gió hoà, Quốc thái dân an, cầu phúc, cầu an. Lễ Lục Ngoạt – ngày giỗ Tô Hiến Thành (tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch), nhân dân trong vùng đến dâng hương chiêm bái rất đông.

    II. Kiến trúc và thực trạng di tích Đền Đông

Đền Đồng xã Đồng Môn được xây dựng theo kiến trúc cổ như các đền khác ở nước ta được xây dựng cùng thời kỳ từ thế kỷ XV – XVI. Năm 2012 đền được chính quyền và nhân dân xã Thạch Đồng (nay là xã Đồng Môn) phục dựng lại trên nền đất cũ. Đền gồm ba phần chính: Thượng điện, Trung điện, Hạ điện và các công trình khác như Sân đền, Bia di tích, Cổng tam quan, Giếng Miệu, nhà Trù, Nhà bếp…

  1. Thượng điện.

Gồm năm nhà nhỏ, hình vuông bằng gỗ (nay được xây dựng lại bằng gạch, ngói âm dương, chạm trổ tinh xảo theo kiến trúc xưa). Phía trong có các bàn thờ, giá y, hòm gỗ sơn thếp vàng. Điện chính ở trên và chính giữu đặt linh vị, tượng Thánh Tô Đại Liêu (tức Tô Hiến Thành). Hia bên tả, hữu là bốn điện cùng kiểu nhưng nhỏ hơn. Trước Thượng điện có sân chầu lát gạch và lư hương lớn.

  1. Trung điện.

Theo người xưa kể lại, nhà Trung điện đã được trùng tu nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1890 do vị Chánh tổng có tên là Lưu Tuệ - Người trong làng do muốn ầu tự nên đã tự nguyện hiến một bè gỗ lim, thuê thợ làng Hạ (nay là thôn Tiền Tiến) do ông Hiệu Lầu làm chủ. Ròng rã trong một năm mới hoàn thành. Sau đó vị Chánh Tổng đã cầu tự thành công.

Trung điện gồm 3 gian rộng và hai hồi được xây dựng bằng gỗ phía trong, phía ngoài bao bằng gạch, chạm trổ tinh xảo. Mái cong lợp ngói âm dượng, phía trên là hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Gian giữa của điện có bàn thờ rộng, sơn son thếp vàng, chạm trổ rất cầu kỳ. Gian giữa thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo và Hồ Chủ Tịch. Trước bàn thờ ;à hai dãy đồ tự khí rất trang trọng, uy nghiêm. Hai gian bên cũng có hai bàn thờ nhỏ và thấp hơn bàn thờ gian giữa. Hai hồi chùa là nơi để kiệu, trống, chiêng, cờ xí…và các đồ rước khác. Trung điện là nơi hành lễ chính (đại bái) để mọi người đến thắp hương tưởng niệm, tri ân, giải hạn, cầu tài, cầu lộc.

  1. Hạ điện.

Được phục dựng lại năm 2019 với tổng mức gần 524 triệu đồng (hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa) với kiến trúc 3 gian xây bằng gạch, hai mái trước sau đổ bê tông lợp ngói âm dương, hai mái cong hai hồi. Hai bên phía trước Hạ điện là 2 cột nanh phía trên là 2 con Nghê chầu 2 bên, bốn mặt đều có câu đối.

Hạ điện là khu vực chuẩn bị y phục, sắp lễ, đồng thời là nơi hội họp của các chức sắc, bô lão trong làng khi nhận sắc phong, tiếp đón các đoàn và bàn việc trọng đại khác. Đây cũng là nơi Ban Quản lý di tích chuẩn bị hành lễ khi vào các đại lễ, và nhân dân quỳ bái khi làm lễ.

  1. Sân đền.

Sân  đền với diện tích 100m2 , phía trước sân đền có một lư hương lớn và một bức bình phong (Tắc môn) với họa tiết tinh xảo. Xung quanh sân đền là các dãy hàng cây, với nhiều loài: cây bồ đề, cây sanh, cây đa, cau…Khu vực phía trước sân là các bồn cây cảnh, hoa cảnh. Sân đền được đổ bê tông cho nhân dân, du khách thuận lợi khi đến dâng hương, tham quan.

  1. Bia di tích.

    Được xây dựng năm 2021, với kiến trúc rất đẹp: có 4 cột trụ, phía trên là mái cong, bia di tích với chất liệu bằng đá được khắc chữ ghi lại lịch sử tóm tắt lịch sử Đền Đông giúp nhân dân, du khách khi đến di tích có thể nhanh chóng hiểu sơ bộ về quá trình hình thành và lịc sử tóm tắt của Đền Đông.

  1. Nhà Trù.

 Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc 3 gian: 1 gian làm kho để đồ, dụng cụ; 1 gian để Ban Quản lý sinh hoạt; 1 gian làm phòng cho Thủ từ trông coi, bảo vệ di tích.

  1. Cổng tam quan

Cổng Tam quan được xây dựng lại năm 2016, hoàn thành năm 2017 với kinh phí 365,1 triệu đồng (hoàn toàn từ nguồn công đức của nhân dân và các nhà hảo tâm).

Kiến trúc cổng tam quan là bức tường ngũ lâu và cửa liên hoàn, có cữa giữa và hai bên. Cửa giữa rộng , trên có lầu vọng treo 1 chuông lớn và 4 mái cong với bức đại tự “Tối Linh Từ”. Có hai tượng thần hộ pháp to, uy nghiêm và hai ngựa một hồng, một trắng bên cạnh hai vị thần.

  1. Giếng Miệu.

Là một hạng mục trong quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Đông. Giếng với diện tích gần 300m2 hình vuông cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng trước đây (nay chỉ sử dụng cho đền).

Năm 2022 Ban quản lý di tích đã cho tôn tạo lại Giếng Miệu với kinh phí hơn 300 triệu đồng.

Giếng Miệu ngày nay với đáy được đổ bê tông, bốn mặt lát đá, thành giếng được xây gạch, với 1 cửa để nhân dân có thể xuống giếng.

Có thể nói Đền Đông là ngôi đền có kiến trúc cổ độc đáo. Ngoài giá trị nghệ thuật kiến trúc, Đền Đông còn là một di sản có giá trị vô giá khác.

Ngày nay với việc được chính quyền và nhân dân cho tôn tạo lại từ năm 2012, hoàn thành năm 2022, di tích Đền Đông có thay đổi đôi chút về quy mô và một số vật liệu mới, trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân xã Đồng Môn và các vùng lân cận.

 

Sưu tầm

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục

     Bình luận


    Mã xác thực không đúng.
      Bản đồ hành chính
       Liên kết website
      Thống kê: 165.660
      Online: 2